1. Màng sơn bị phồng rộp
Sau khi sơn khô thì thấy xuất hiện túi (bóng) khí trong màng sơn, những hạt hoặc rỗ, sần sùi
* Nguyên nhân:
– Do bề mặt sơn thường xuyên bị ẩm ướt
– Do thi công trên bề mặt quá ẩm hoặc nhiệt độ thấp không đảm bảo
– Thời gian thi công các lớp sơn không đảm bảo như nhà sản xuất khuyến cáo
– Không rửa sạch dụng cụ thi công lần trước, để các vảy sơn sót lại
– Vệ sinh bề mặt không kỹ, để lại trên bề mặt nhiều bụi (sau khi xả nhám lớp mastic)
– Đối với sơn dung môi: Do nhiệt độ quá cao dung môi bay hơi nhanh nên màng sơn chưa liên kết
* Cách khắc phục:
– Đối với loại tường có nhiều hạt, rỗ, rộp… trước khi tiến hành sơn cần làm sạch, mịn tường như dùng giấy ráp
– Pha sơn đúng tỷ lệ, đúng quy trình quy định cho mỗi thùng sơn
– Khoảng thời gian chờ giữa các lớp sơn cần được đảm bảo
2. Màng sơn bị bong tróc
Sau khi khô, màng sơn bị bong tróc toàn bộ lớp màng hoặc từng lớp màng nhỏ
* Nguyên nhân:
– Xử lý bề mặt vẫn còn bụi bám, dầu, mỡ, sáp… làm giảm độ bám
– Thi công không đúng bước, không sử dụng sơn lót
– Dùng lớp sơn hệ dung môi mạnh hơn hệ dung môi của lớp sơn trước
– Thi công dưới điều kiện sự tạo màng bị cản trở như: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, có gió to làm cho màng sơn bay hơi quá nhanh
* Cách khắc phục: đảm bảo thi công theo hướng dẫn trên bao bì và đảm bảo nhiệt độ quy định
3. Màng sơn bị nhăn
Sau khi khô màng sơn bị nhăn nheo, sần sùi ,không mượt, phẳng, không tạo màng liên tục
* Nguyên nhân:
– Sơn dày quá hoặc sơn không đều, chỗ dày, chỗ mỏng làm cho sơn không khô cùng một lúc. Bề mặt bên ngoài khô trước, lớp bên trong vẫn chưa kịp khô nên bề mặt ngoài bị nhăn
– Sơn dưới trời nắng gắt, lớp ngoài bị khô quá nhanh, lớp bên trong chưa kịp khô nên bề mặt ngoài bị nhăn rồi
– Sơn xong gặp trời lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột cũng làm cho lớp trong khô chậm và lớp ngoài khô nhanh
– Con lăn (roller) không thích hợp, con lăn có lông quá dài sẽ tạo nên bề mặt có vân lớn, sần sùi
* Cách khắc phục:
– Chọn con lăn chuẩn, kích thước và bề mặt bông đáp ứng tiêu chuẩn
– Khi lăn sơn phải lăn đều tay
4. Màng sơn bị rêu, mốc
Hiện tượng: sau khi khô, trên màng sơn xuất hiện những đốm, vệt mốc đen, xanh, vàng…
* Nguyên nhân:
– Không vệ sinh bề mặt trước khi sơn
– Do bề mặt cần sơn bị ẩm
– Dùng sơn nội thất đem sơn ngoại thất
– Lớp sơn quá mỏng hoặc chỉ sơn 1 lớp, không đủ lượng chất chống mốc cần thiết
* Cách xử lý:
– Vệ sinh bề mặt thật sạch sẽ, hết bụi bẩn, rêu mốc
– Thi công đủ lớp sơn như nhà sản xuất yêu cầu để đạt hiệu quả tốt nhất
5. Sơn bị chảy trên các bề mặt gỗ
* Nguyên nhân:
– Do pha sơn quá lỏng
– Điều chỉnh sơn ra quá nhiều khi sử dụng súng phun sơn hoặc con lăn
– Nhúng quá nhiều sơn lên con lăn
– Pha trộn sơn không đúng tỷ lệ
– Bề mặt gỗ đó không phù hợp với loại sơn sử dụng
– Quét lớp sơn quá dầy, thừa sơn và bề mặt gỗ không đủ khả năng thấm hút hay bám dính
* Cách khắc phục tình trạng này:
– Xử lý sản phẩm bằng nhám và vệ sinh bề mặt trước khi sơn
– Nhúng con lăn vừa đủ lượng sơn và quét lớp vừa đủ theo định lượng nhà sản xuất
6. Màu sơn không đồng nhất
Có khi nào bạn thắc mắc “chỉ dùng một loại sơn màu nhưng sao lại không đều màu”
* Nguyên nhân do:
– Không khuấy đều thùng sơn trước khi lăn
– Thợ thi công lăn không đều tay
– Dặm vá không khéo léo
– Mỗi lần pha sơn lại pha theo tỷ lệ loãng khác nhau
* Cách khắc phục:
– Chú ý quấy đều khi pha sơn
– Tỷ lệ pha sơn phải đúng với hướng dẫn sử dụng
– Khi sơn phải lăn đều tay
Lưu ý: với căn nhà có thiết kế mở thì từng khu vực bạn lại nên sử dụng những gam màu khác nhau
7. Sự phấn hóa
Bề mặt màng sơn có bột trắng (dạng phấn)
* Nguyên nhân:
– Độ kết dính của sơn giảm do pha quá loãng
– Dùng loại sơn rẻ tiền, kém chất lượng có tỷ lệ chất độn
– Tia tử ngoại và thời tiết ảnh hưởng xấu đến màng sơn
* Cách khắc phục:
– Chọn loại sơn chất lượng, phù hợp với mục đích sử dụng
– Pha đúng tỷ lệ quy định từ nhà sản xuất in trên bao bì
8. Bề mặt sơn khô quá chậm
* Nguyên nhân:
– Do thời tiết quá lạnh và ẩm
– Sử dụng dung môi không thích hợp
– Không khuấy khi pha trộn hỗn hợp
– Màu nền không phù hợp cản trở quá trình khô của sơn
* Cách khắc phục:
– Phơi sản phẩm mới sơn nhiệt độ từ 28 – 34°C và phải có quạt sấy
– Sử dụng dung môi thích hợp cho loại sơn đó và khuấy kỹ
Chú ý: để sơn dầu nhanh khô thì không nên thi công khi trời mưa thời tiết ẩm, quét từng lớp mỏng, không dùng ngoài trời
9. Màng sơn bị mất màu
Sau khi khô một thời gian,màng sơn bị nhạt màu hoặc mất hẳn màu
* Nguyên nhân:
– Màng sơn bị phân hủy dưới tác dụng của tia tử ngoại và nhiệt độ cao
– Dùng sơn trong nhà để sơn ngoài trời
– Không dùng lớp sơn lót chống kiềm
* Cách khắc phục:
– Thi công khi nhiệt độ phù hợp
– Dùng loại sơn phù hợp và sử dụng sơn lót
10. Màng sơn bị cháy kiềm (kiềm hóa)
Hiện tượng: màng sơn bị mất màu, có những đốm loang nổ
* Nguyên nhân:
– Do độ kiềm của hồ, vữa quá cao tấn công vào lớp màng sơn, làm suy yếu chất kết dính dân đến mất màu sơn
– Không dùng lớp sơn lót chống kiềm
– Lớp hồ vữa quá tươi hoặc lớp mastic có độ kiềm cao
* Khắc phục:
– Nhớ sử dụng sơn lót
– Sử dụng hồ vữa phải đảm bảo độ kiềm
Trên đây là những lỗi thường gặp trong quá trình và sau khi sơn cùng với các cách khắc phục, xử lý hiệu quả. Chắc chắn giúp ích cho bạn và gia đình.